Để giúp bạn tự tin và biết thông tin về hàm IF trong excel là gì?một cách thành thạo, Thủ thuật và tiện ích sẽ hướng dẫn đầy đủ từ A đến Z các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Mời bạn cùng theo dõi các kiến thức trong bài viết dưới đây nhé!
HÀM IF TRONG EXCEL
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, hàm excel này sẽ khiến không ít bạn đau đầu. Bởi tính phổ biến và hữu dụng mà hầu hết chúng ta đều được làm quen với hàm IF ngay từ trung học phổ thông. Và đặc biệt đối với dân kế toán, thống kê thường xuyên phải tổng hợp và báo cáo số liệu đây sẽ là một trong các hàm được sử dụng thường xuyên.
Tổng Quan Về Hàm IF Trong Excel
Định nghĩa hàm IF trong excel
Trong excel, hàm IF được hiểu đơn giản là “Nếu … Thì…”. Đây là loại hàm dùng để kiểm tra các giá trị với các điều kiện cụ thể cho trước. Nếu tìm được các nội dung thỏa mãn điều kiện được đặt trước đó sẽ trả về 1 giá trị. Ngược lại, nếu không tìm được nội dung thỏa mãn, hàm sẽ trả về giá trị khác.
Hàm IF được sử dụng phổ biến trong công việc và học tập
Nghe có vẻ khá khó hiểu phải không nào? Để giúp bạn đọc dễ dàng hình dung hơn, tinhocvanphongs.com sẽ giải thích cụ thể như sau:
Hàm IF cơ bản: Hàm này có dạng ( đạt thưởng/ đạt giỏi/ thỏa mãn điều kiện…). Đối với các nội dung thỏa mãn điều kiện cho sẵn, kết quả được trả về ở dạng (được thưởng, được giảm giá, được…). Ngược lại nếu không đạt sẽ được trả về 0 hoặc bị phạt (trừ tiền), xếp loại kém…..
Hàm IF nâng cao: Đây là loại hàm được lồng ghép linh hoạt nhiều hàm nhỏ khác như right, mid, vlookup, left, and, or,…
Tham khảo thêm
- Cấu Trúc Hàm Countif Trong Excel
- Tính Tổng Trong Excel Đơn Giản
- Đổi Giờ Ra Phút Trong Excel Đơn Giản
Cú Pháp Của Hàm IF Trong Excel
Hàm IF có cú pháp:
= If (Logical_test, Value_if_true, Value_if_false)
Các thành phần trong hàm được hiểu như sau:
Logical_test: Phần kiểm tra giá trị được dùng để so sánh có đáp ứng được điều kiện đưa ra không.
Value_if_true: Giá trị được dùng để so sánh thỏa mãn điều kiện, hàm IF sẽ trả về giá trị A (Giá trị này được người dùng nhập tùy ý).
Value_if_false: Giá trị được dùng để so sánh nếu không đáp ứng được điều kiện cho trước sẽ trả về giá trị B (Giá trị này người dùng tự nhập).
Hướng Dẫn Sử Dụng Hàm IF Trong Excel
Bảng hướng dẫn sử dụng hàm IF trong excel
Các hàm trong excel nếu chỉ nhìn vào cú pháp khá khó hiểu. Tuy nhiên, chỉ sau vài lần sử dụng hay tham khảo các ví dụ dưới đây của tinhocvanphongs.com, bạn sẽ nắm được kiến thức dễ dàng hơn:
Hàm IF Cơ Bản
Ô B1: Nhập điểm của kì thi
Ô B2: Hiển thị kết quả phù hợp với điểm và quy định phân loại kết quả của kì thi.
Bài toán: Nếu bạn đạt điểm (Tại ô B1) trên 5 sẽ đỗ kỳ thi (Kết quả đỗ được trả về ô B2). Ngược lại, nếu bạn không đáp ứng được điều kiện điểm trên năm sẽ bị đánh trượt (Kết quả trả về là Trượt).
Bạn chỉ cần nhập công thức có chứa hàm IF ở ô B2 để xác định kết quả là Đỗ hay Trượt. Các nội dung trong công thức theo cú pháp = If (Logical_test, Value_if_true, Value_if_false) bao gồm:
Logical test: Giá trị ở ô: B1 > 5
Value_if_true: “ĐỖ”
Value_if_false: “TRƯỢT”
Tại B2 = IF(B1>5,”ĐỖ”,”TRƯỢT”)
Bạn có thể tham khảo ví dụ trên để hiểu rõ hơn về bài toán:
- Trường hợp 1: Khi ô B1 = 1 => B2 = Trượt
- Trường hợp 2: Khi ô B1 = 5 => B2 = Trượt
- Trường hợp 3: Khi ô B1 = 6 => B2 = Đỗ
- Trường hợp 4: Khi ô B1 = 9 => B2 = Đỗ
Lưu ý:
- Đối với giá trị được dùng để so sánh, khi trả về bạn để ở dạng “Text”. Cụ thể, như ví dụ trên, kết quả được trả về là” “Trượt” hoặc “Đỗ”.
- Khi viết các đoạn văn bản trong các công thức của excel, bạn cần đặt text nằm trong dấu ngoặc kép. Đây là quy định bắt buộc, bởi nếu không excel sẽ không thể hiểu được hàm bạn viết thể hiện nội dung gì.
Hàm IF Nâng Cao (Hàm IF lồng)
Hàm IF trong thực tế được sử dụng phức tạp hơn hẳn so với ví dụ ở phần trên. Không có cách hướng dẫn sử dụng nào hiệu quả bằng việc áp dụng các kiến thức đã được học vào xử lý các bài tập, tình huống thực tiễn. Bởi vậy, tinhocvanphongs.com sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm một ví dụ khác về hàm IF nâng cao hay còn gọi là hàm IF lồng.
- Bài tập:
Bạn được giao bảng danh sách điểm của các học sinh trong học kỳ.
Nhiệm vụ bạn cần làm sắp xếp và phân loại học lực của học sinh dựa vào điểm trung bình.
1. Phân tích việc sử dụng hàm IF để giải quyết vấn đề:
Các học sinh đều đáp ứng điều kiện: Điểm trung bình >=0 và <=10
Bảng xếp loại nằm trong vùng $G$6:$H$10
Để xếp loại học lực của học sinh dựa theo điểm trung bình, bạn sử dụng làm IF nhằm mục đích so sánh điểm thực tế đạt được với điểm thuộc ô Bảng xếp loại. Cụ thể:
- Nếu ĐTB >=9 -> Kết quả xếp loại: Giỏi
- Nếu ĐTB >=7 và ĐTB <9 -> Kết quả xếp loại: Khá
- Nếu ĐTB >=5 và ĐTB <7 -> Kết quả xếp loại: Trung bình
- Nếu ĐTB <5 -> Kết quả xếp loại: Yếu
2. Sử dụng hàm IF lồng phân loại học lực của học sinh:
Để bạn có thể hiệu củ thể hơn, sẽ đưa ra công thức đầy đủ dùng để xếp loại học lực học sinh:
D4 =IF(C4>=9,”Giỏi”,IF(C4>=7,”Kha”,IF(C4>=5,”Trung Bình”,”Yếu”)))
Theo đó, excel sẽ thực hiện theo thuật toán lần lượt từ trong ra ngoài. Hãy cùng phân tích trường hợp của học sinh có tên là Trần Minh.
- Lần 1: Excel so sánh điểm của học sinh Trần Minh với 9. Trong trường hợp nếu điểm số lớn hơn hoặc bằng 9, excel trả về kết quả “Giỏi”. Ngược lại, excel sẽ chuyển sang dò điều kiện tiếp theo.
- Lần 2: Nếu lượt quét lần 1 không thỏa mãn có nghĩa là điểm của Trần Minh nhỏ hơn 9.
Lúc này, hàm IF sẽ tiếp tục chạy và so sánh điểm của Trần Minh với 7:
- Nếu điểm lớn hơn hoặc bằng 7, excel sẽ trả về kết quả là “Khá”
- Nếu không đáp ứng được điều kiện, excel sẽ dò tiếp sang điều kiện sau.
- Lần 3: Trong trường hợp điểm không thỏa mãn điều kiện số 2, điều này có nghĩa Trần Minh có điểm số nhỏ hơn 7.
Lúc này, hàm thứ 3 sẽ so sánh với điểm 5:
- Nếu điểm lớn hơn hoặc bằng 5, excel sẽ trả về “Trung Bình”.
- Nếu không, điểm của Minh là nhỏ hơn 5.
Sau khi đã so sánh với tất cả điều kiện trên, nếu Minh không đáp ứng được, kết quả sẽ trả về “Yếu”.
3. Công thức mở rộng
Nhiều bạn sử dụng công thức sau:
Thay vì:
Lý do là gì và trong 2 công thức này, cái nào đem lại kết quả chính xác?
Bạn có thể hiểu vấn đề này như sau:
Cả 2 công thức đều đúng và đưa ra kết quả tương tự nhau. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên sử dụng công thức được tinhocvanphonngns.com hướng dẫn. Điều này do:
Với lần 1: C4>=9:
- Nếu điểm số của học sinh thỏa mãn điều kiện đưa ra, kết quả trả về là: “Giỏi”.
- Nếu không thỏa mãn, excel sẽ chuyển sang xét điều kiện tiếp theo là lớn hơn hoặc bằng 7.
Điều này cho thấy, sau khi excel chạy xong điều kiện lần 1, điểm của học sinh đã mặc định là nhỏ hơn 9. Bởi vậy, bạn hoàn toàn không cần dùng đến hàm And (C4<9, C4>=7). Thay vào đó, để rút ngắn, bạn chỉ cần dùng C4>=7.
Tương tự, ở điều kiện cuối cùng, C4>=5 thì giá trị nhận được là “Trung Bình”. Nếu không thỏa mãn điều kiện này, tức C4<5 sẽ nhận được kết quả “Yếu”.
Có Thể Sử Dụng Lồng Bao Nhiêu Hàm IF Trong Excel?
Hàm IF có thể lồng nhiều hàm nhỏ khác bên trong
Hàm IF trong excel khá phổ biến. Tùy vào phiên bản excel bạn sử dụng là số hàm được lồng vào công thức sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Excel 2003: Số hàm tối đa có thể lồng trong công thức excel là 7.
- Excel 2007, 2010, 2013, 2016: NGười dùng có thể sử dụng tối đa 64 hàm if trong công thức excel.
Tham khảo thêm
Kết luận
Theo đó, kể từ phiên bản excel 2007 trở đi, người dùng có thể thoải mái lồng ghép nhiều hàm khác nhau trong cùng 1 công thức. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng điều này, bởi một hàm dài sẽ rất phức tạp và khó có thể kiểm tra lỗi sai. Do đó, để rút gọn và đơn giản hóa hàm IF, bạn có thể sử dụng kết hợp cùng hàm: Match, and, hay vlookup …
THỦ THUẬT VÀ TIỆN ÍCH
Nội dung của Thủ thuật và tiện ích được phát triển bởi Bigmedia, website chuyên cung cấp các thông tin thủ thuật trong đời sống như: FACEBOOK, HỌC OFFICE, PHẦN MỀM, THỦ THUẬT, GAME, ...
Bài viết liên quan: